Kinh nghiệm du học tự túc cho học sinh từ A – Z

Du học tự túc là hình thức du học mà học sinh, sinh viên đi du học sẽ phải chi trả 100% học phí, ăn ở và không nhận bất cứ một khoản hỗ trợ nào đến từ bất cứ tổ chức hay cơ quan chính phủ nào cả. Du học dạng này hiện đang rất phổ biến trong nhiều năm gần đây do kinh tế của các gia đình ngày càng khá giả, có tiền đầu tư cho con cái đi du học để nâng tầm kiến thức.

Ưu điểm của du học tự túc là bạn sẽ được chủ động việc lựa chọn đi du học nước nào, lựa chọn trường theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, đây cũng là chặng đường khá căng thẳng và gian nan với sinh viên, do các gia đình và bản thân các bạn sinh viên sẽ cần một khoản kinh phí gối đầu ‘khá lớn’ để đảm bảo rằng mình sẽ không bị lạm chi trong thời gian du học.

Du học tự túc đem lại lợi ích gì cho bạn

Ngoài việc tự do lựa chọn quốc gia du học, chọn trường yêu thích thì du học tự túc sẽ giúp bạn nâng cao tính tự lập, năng động trong cả học tập, sinh hoạt và thiết lập đời sống cá nhân có kỷ luật, chỉn chu hơn.

Du học tự túc giúp bạn có trải nghiệm mới mẻ hơn, kết thêm nhiều bạn mới, thông qua các việc làm thêm, hỗ trợ các bạn trẻ có cơ hội được hòa nhập trong cuộc sống mới đầy sôi động tại quốc gia mà bạn du học.

 

Điều kiện khi đi du học dạng tự túc

  • Đương nhiên, các bạn phải đảm bảo sự chứng minh tài chính minh bạch, rõ ràng để có cuộc sống thoải mái tại quốc gia du học
  • Chứng chỉ IELTS/TOEFL tốt, để cắt ngắn thời gian học dự bị, tiến thẳng vào chương trình học chính thức, tiết kiệm chi phí học tập…
  • Các điều kiện khác về giấy tờ để làm visa thị thực, bảng điểm bằng cấp… tương tự như du học học bổng.

Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi du học tự túc

Chi phí học tập, sinh hoạt thường là sự lo lắng số 1 của các bạn trẻ du học dạng tự túc. Có thể thấy, các bạn sinh viên du học tự túc thường sẽ có khoản chi phí sinh hoạt eo hẹp hơn so với các bạn được học bổng. Với tâm thế của du học sinh chính là ‘nhanh – rẻ – gọn’, dưới đây là một số bí kíp nên biết để tiết kiệm chi phí khi du học tự túc.

Lựa chọn nơi ở phù hợp

Boarding House – Dommetaries, ký túc xá trong trường >> Limited source, do vậy mọi người sẽ cần nhanh chân đặt chỗ sớm, ngay sau khi nhận được giấy mời nhập học từ trường.

Các bạn cũng có thể suy nghĩ tới phương án thuê nhà Share-house, có chi phí khá ok, nhất là khi bạn tìm được nhóm bạn ở cùng. Tuy nhiên, bạn cần phải đặc biệt tỉnh táo, tập trung học thật tốt, bởi đây cũng chính là lý do khiến bạn dễ dàng ‘sa ngã’, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập và tương lai sự nghiệp.

Homestay, thuê phòng ở cùng người bản địa: Đây là lựa chọn có chi phí không quá rẻ, vì vậy các bạn nên đặc biệt cẩn trọng nếu muốn lựa chọn phương án này. Tuy nhiên, đây lại là một cơ hội lý tưởng để các bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống và văn hóa tại địa phương, cũng như hòa nhập với các bạn bè ở đất nước bản địa.

Chi phí thuê phòng khá khác biệt giữa các đất nước du học, nhưng thường tôi thấy sẽ rơi vào khoảng 2.000.000VND/ tuần ($100 USD), và rất linh động tùy thuộc và từng quốc gia du học.

Tìm kiếm việc làm thêm

Việc làm thêm cần đảm bảo phù hợp với yêu cầu visa thị thực, cũng như vẫn phải đảm bảo được đủ thời gian học cho các bạn, tránh trường hợp mải đi làm và bỏ bê việc học, tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho gia đình. Do vậy, hãy thật tỉnh táo khi chọn việc làm thêm các bạn nhé.

Trong điều kiện lý tưởng nhất, hãy chọn việc làm thêm ngay tại trường, để bạn vẫn có thể đảm bảo tham gia được các lớp học. Tuy nhiên, cơ hội việc làm thực tập tại trường đại học khá ít, một số công việc làm thuê thường thấy khi đi du học nước ngoài, có thể kể đến như:

  • Nhân viên phục vụ bàn, rửa bát làm việc tại các quán ăn, nhân viên dịch vụ, nhân viên siêu thị…
  • Trông trẻ, chăm sóc em bé sơ sinh, nhà cửa, thú cưng (Thường dành cho các bạn đang theo đuổi ngày Y dược)
  • Chăm sóc vườn tược, cây quả.
  • Chăm sóc người già, làm các công việc trong tổ chức từ thiện… (Thường cũng sẽ một phần phí nhỏ…)

Ngoài ra, các bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội được thực tập vào năm cuối khi có các môn Internship, tiếp xúc với doanh nghiệp bên ngoài. Qua đó, đây chính là trải nghiệm quý giá để các bạn có cái nhìn toàn cảnh về thị trường lao động nước ngoài trước khi tốt nghiệp, để tìm ra định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Khi tận dụng tốt các cơ hội làm thêm này, cũng chính là một cách để cải thiện bản thân, tăng kỹ năng sống và khả năng ứng xử của bản thân khi gặp các vấn đề không thuận lợi khi làm việc.

Một số cách tiết kiệm chi phí ăn uống hợp lý

  • Hãy ‘săn sale’ vào thời điểm cuối ngày để lựa được những món ngon tươi trong ngày với giá tốt nhất
  • Mua đồ ăn ở lượng vừa phải, nên chia sẻ chung với bạn cùng phòng để giảm chi phí ăn uống, không nên mua thừa mứa.
  • Với đồ khô như xà bông, giấy ăn hay đồ dùng trong nhà, hãy mua tích trữ ở lượng đủ dùng theo từng năm du học (cách này cực kỳ hiệu quả, bởi bạn sẽ rất dễ dàng dọn dẹp sạch sẽ đồ đạc vào cuối năm trước khi về nước, mà vẫn tiết kiệm được nhiều tiền).
  • Hạn chế ăn ngoài, chỉ nên xuống thành phố ăn uống vào cuối tuần và chịu khó nấu nướng tại nhà (Chắc chắn bạn sẽ nấu ăn ngon hơn chỉ sau 6 tháng xa nhà nhé).
  • Tránh rơi vào các bẫy ‘sale’ ở các cửa hàng quần áo vào cuối mùa. Hãy mua đủ dùng, đừng tiếc vì rẻ mà mua quá nhiều nhé.
  • Nên đi lại bằng xe bus, tránh đi taxi vì giá taxi cực kỳ đắt đỏ. Bạn cũng có thể đi bộ nhiều hơn, để vừa nâng cao sức khỏe mà lại tiết kiệm được tiền.
093.728.1988
Liên hệ