Du học sinh sẽ bị huỷ Visa du học nếu làm thêm quá giờ quy định

 “Khicòn ở Việt Nam tôi nghĩ sang Úc chỉ đơn thuần là đi học tập là chính, đi làm thêm chỉ để học hỏi kinh nghiệm và giao tiếp. Tuy nhiên khi sang đây, chi phí đắt đỏ, muốn có tiền trang trải thêm cho những nhu cầu cá nhân thì việc làm thêm là rất cần thiết. Dần dần thời gian làm thêm tăng lên. Cũng như tôi, nhiều du học sinh thường tranh thủ làm thêm ở chợ Queen Victoria. Buổi sáng, họ có thể làm 2-3 giờ, sau đó đi học, và trước khi về nhà họ lại làm thêm 2-3 giờ… Côngviệc này thường được trả bằng tiền mặt. Vì vậy Bộ Di trú không kiểm tra được số giờ làm việc của sinh viên. Vìvậy nhiều bạn vẫn thường tranh thủ làm quá so với 20giờ/tuần theo quy định” một du học sinh Việt Nam tại Úc chia sẻ với Banmai.

Australia là quốc gia đắt đỏ nhất thế giới với du học sinh bởi học phí, chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Theo một giáo viên dạy tiếng Anh ở Sydney, rất nhiều du học sinh đang làm thêm quá 20 giờ/tuần, nhưng không thể làm gì khác bởi họ không thể sống được với 200 đô/tuần. Tìnhtrạng này khiến cho số lượng sinh viên quốc tế bị hủy bỏ visa du học Úc ngày càng tăng lên. Theo quy định của Bộ Di trú Úc, khoản mục 8105 của Quy định Di trú 1994 thì người có visa du học không được làm bất cứ công việc nào tại Úc trước khi khóa học bắt đầu trừ khi Sinh viên đi làm thêm như một yêu cầu của khóa học, và các khóa học đặc biệt được liệt kê trong Sổ Đăng ký của Khối Thịnh vượng chung đối với các Học viện và Khóa học dành cho Sinh viên Quốc tế. Du học sinh không được làm thêm tại Úc nhiều hơn 40 giờ mỗi hai tuần khi khóa học hoặc khóa đào tạo đang diễn ra trừ trường hợp sinh viên được cấp visa để theo học hệ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và phải thực hiện nghiên cứu.

Khi bị huỷ Visa đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trục xuất khỏi Úc. Nếu bạn đang trong quá trình nộp hồ sơ xin cấp một loại visa khác thì quá trình đó sẽ tạm thời bị dừng lại. Nếu visa của bạn bị huỷ thì visa của các thành viên khác trong gia đình bạn cũng sẽ bị huỷ mà không cần báo trước.

Vì vậy để việc làm thêm không trở thành gánh nặng bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau

1) Xin giấy phép làm thêm hợp pháp

Bạn được phép làm thêm không quá 40 giờ/ 2 tuần trong học kì, và toàn thời gian trong những kì nghỉ. Để bắt đầu đi làm, bạn cần có giấy phép làm việc (working permit) được cấp bởi Cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây, mỗi bạn đều phải đăng kí Mã số thuế (Tax File Number).

Nếu bạn du học Úc hơn 6 tháng, lương đi làm vào đợt đầu tiên sẽ được miễn giảm một phần thuế. Với những bạn du học bậc sau Đại Học (Thạc sỹ – Tiến sỹ), thời gian đi làm thêm sẽ thoải mái hơn so với những bạn còn đi họccác bậc dưới

2) Cân bằng chi phí sinh hoạt và làm việc 

Bạn nên cân bằng mọi chi phí sinh hoạt của mình để “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” và không bị lệ thuộc quá vào việc phải làm thêm thật nhiều mới có đủ tiền trang trải cho những nhu cầu đó. Bạn nên nhớ rằng việc đi du học là để học tốt, ra trường tìm được công việc tốt và còn cả phải giữ gìn sức khoẻ nơi đất khách quê người. Tránh tình trạng “tiền gà ba tiền thóc” tốn kém vào chi phí chữa bệnh và bồi bổ cơ thể do làm thêm quá nhiều. Dù là phí gì, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để luôn dự trữ một khoản tiền phòng thân.

3) Tìm một công việc phù hợp với bản thân 

Tuỳ từng khả năng, kỹ năng mà bạn nên tìm cho mình một công việc phù hợp. Nếu bạn giỏi tiếng Anh, thì việc làm thêm cho những ông chủ người Úc là một lựa chọn tốt vì bạn sẽ được trả mức lương tương xứng và được nâng cao khả năng ngôn ngữ cũng như tìm hiểu được thêm về văn hoá.

Dù bạn du học tại bất kì quốc gia nào, việc làm thêm trong khuôn viên học tập luôn là những công việc “đáng mơ ước”. Chúng không những đảm bảo quyền lợi làm việc cho bạn, mà còn tạo cơ hội cho bạn học hỏi rất nhiều kinh nghiệm có ích. Những công việc thường bao gồm hỗ trợ trong thư viện (university librarian), trợ giảng (tutor) hay tình nguyện viên (volunteer)

093.728.1988
Liên hệ